Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

New Caledonia: "Người chân đăng" cuối cùng đã ra đi

Cụ bà Bùi Thị Nhớn ở Noumea - New Caledonia ( Tân Đảo) vừa ra đi. Hưởng thọ 102 tuổi. Tôi xin thành kính phân ưu cùng gia đình Bà. Cầu mong Bà về Miền Cực Lạc . 

Có lẽ nhiều người thắc mắc NGƯỜI CHÂN ĐĂNG? Với kiến thức hạn hẹp của mình, Bà bán phở xin vắn tắt như sau: hơn 100 năm trước, thời Pháp thuộc, nhà cầm quyền tại Việt Nam có tổ chức tuyển công nhân khai thác mỏ ở xứ New Caledonia. Có lẽ lúc đó người ta đã tô vẽ ra những tương lai rất tốt đẹp nên rất nhiều thanh niên Việt Nam, tuổi đời dưới đôi mươi đã đăng ký đi. Chính thế hệ ra đi này đến nơi xứ người được mọi người gọi là NGƯỜI CHÂN ĐĂNG - có lẽ xuất phát từ tiếng Pháp “d’engager”? Song cũng có giả thuyết khác, nói rằng chữ "chân đăng" xuất phát từ câu tiếng Việt "Đăng ký cho tôi một chân"!

<<< Cụ bà Bùi Thị Nhớn và Bà bán phở năm 2016


Tính đến hiện tại, đã có thế hệ thứ 5 của Người Chân Đăng ra đời trên hòn đảo New Caledonia này. Cụ bà Bùi Thị Nhớn chính là Người Chân Đăng cuối cùng đã vừa qua đời. Một nhân chứng lịch sử đã ra đi.

Lịch sử này trong văn học nhà văn Nam Cao cũng có nhắc đến. Trong chúng ta nhiều người hẳn còn nhớ trong tác phẩm Lão Hạc nhà văn Nam Cao có nhắc đến hòn đảo này: Lão Hạc nhất định không bán mảnh đất cuối cùng là vì muốn để cho thằng con trai đi Tân Thế Giới chưa về!


Vậy thì mối liên hệ nào giữa New Caledonia - Tân Thế Giới - Tân Đảo?

NEW CALEDONIA ở đâu?

Ngày nay New Caledonia hay Nouvelle-Calédonie với cách gọi tiếng Pháp và được gọi với tên tiếng Việt là Tân Đảo. New Caledonia nằm trong khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, thuộc vùng Melanesia. New Caledonia cách Đông Australia chừng 1.500km và cách Bắc New Zealand khoảng 1.700km. Vậy nên khi nói New Caledonia gần nước Úc thì nhiều người nhầm lẫn là New Zealand. New caledonia bao gồm hòn đảo chính Grande Terre, nhóm đảo Loyauté và một số đảo nhỏ khác mà gộp lại có tổng diện tích 18.575km². Và sau phim Boys over flowers - Vườn sao băng của Hàn Quốc thì nhiều bạn trẻ biết đến nơi đây hơn qua hình ảnh tuyệt đẹp của hòn đảo có hình trái tim ở New Caledonia. 

Với người Nhật Bản thì New Caledonia là "Nơi gần thiên đường nhất". Và họ đã đàu tư khách sạn Paradise trên hòn đảo Ouvue thuộc quần đảo Loyaute mà Bà Bán Phở đã có dịp đến nơi này. Có một điều đặc biệt là người dân bản địa ở New Caledonia vẫn giữ truyền thống đất đai là sở hữu của gia tộc và chia nhau sử dụng chứ tuyệt đối không bán. Và người Nhật cũng thuê lại đất ở Ouvue đầu tư khách sạn và thuê nhân viên là người địa phương như anh tài xế đón Bà Bán Phở ở sân bay và hướng dẫn tham quan một vòng đảo.

Tranh cãi với cái tên TÂN ĐẢO hay TÂN THẾ GIỚI Cho đến bây giờ vẫn nhiều người khẳng định New Caledonia chính là Tân thế Giới. Vannatu mới là Tân Đảo. Vannatu cách New Caledonia 500km. Năm 1980 đã độc lập và trở thành cộng hoà Vannatu. Và không biết tự bao giờ New Caledonia chính thức được gọi là Tân Đảo. Nhưng cá nhân Bà Bán Phở vẫn thấy tên gọi dúng nhất vẫn là chính nó: New Caledonia

Vài cột mốc lịch sử về NEW CALEDONIA

Ngày 24 tháng 9 năm 1853, theo lệnh của Hoàng đế Napoléon III, Đô đốc Febvrier Despointes giành quyền chiếm hữu chính thức đối với New Calédonie. Và Port-de-France (Nouméa) được thành lập vào ngày 25 tháng 6 năm 1854. Từ đây New Calédonie trở thành một thuộc địa hình sự- nơi giam giữ các tù nhân và người bị lưu đày. Tính từ thập niên 1860 cho đến khi kết thúc vận chuyển tù nhân vào năm 1897, có khoản 22.000 tù nhân hình sự và chính trị bị đưa sang New Calédonie này.

Năm 1864, phát hiện được niken bên bờ sông Diahot. Ngành khai mỏ bắt đầu một cách nghiêm túc khi Société Le Nickel được thành lập vào năm 1876. Chính phủ Pháp nỗ lực khuyến khích người châu Âu nhập cư, song không đạt nhiều thành công. Và người Pháp nhập khẩu lao công đến làm việc tại các mỏ, ban đầu là từ các đảo lân cận, sau đó là từ Nhật Bản, Đông Ấn Hà Lan và Đông Dương thuộc Pháp- trong đó có Indonesia, Việt Nam,.. Và Người đây là lý do Người Chân Đăng có mặt tại New Caledonia!

Tháng 6 năm 1940, sau khi Pháp thất thủ trước quân Đức, Hội đồng toàn thể New Calédonie nhất trí ủng hộ chính phủ Pháp quốc Tự do. Tháng 3 năm 1942, được Úc giúp đỡ,lãnh thổ trở thành một căn cứ quan trọng của Đồng Minh. Và Nouméa là đại bản quan của lực lượng hải quân và lục quân của Hoa Kỳ tại Nam Thái Bình Dương. Hạm đội từng đẩy lui lực lượng hải quân của Nhật Bản trong trận chiến biển Coral vào tháng 5 năm 1942 có căn cứ tại Nouméa. Số lượng binh sĩ Hoa Kỳ đông đến 50.000, tương đương dân số lãnh thổ vào đương thời.

Năm 1946, New Calédonie trở thành một lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Đến năm 1953, toàn bộ cư dân New Calédonie thuộc mọi dân tộc đều được cấp quyền công dân Pháp. Trong đó có cả Người Chân Đăng và con cháu.

Từ năm 1976 đến năm 1988, New Calédonie thông qua năm đạo luật, đều gây nên bất mãn và hỗn loạn nghiêm trọng. Đỉnh điểm là vào năm 1988 khi xảy ra cuộc bắt cóc con tin đẫm máu tại Ouvéa. Các hiệp định Matignon được ký kết vào ngày 26 tháng 6 năm 1988 đảm bảo một thập niên ổn định. 10 năm sau thì Hiệp nghị Nouméa được ký kết vào ngày 5 tháng 5 năm 1998, định ra cơ sở cho 20 năm chuyển đổi, theo đó dần chuyển giao thẩm quyền cho chính quyền địa phương. Nhưng 20 năm sau, ngày 4-11-2018 thì người dân New Caledonia bỏ phiếu không độc lập với Pháp. Và như vậy, hiện nay thì New Caledonia vẫn là lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Và người Việt chúng ta muốn đến hòn đảo xinh đẹp này thì phải xin Visa tại đại sứ quán Pháp.

……

Bà bán phở Nguyễn Thanh Nguyên gặp cụ Bà năm 2016





>> Xem trên You Tube "Bà bán phở Channel": 


Gặp người chân đăng cuối cùng ở New Caledonia

..............

* Kỷ niệm của Bà bán phở về đảo quốc xinh đẹp này:


Bà bán phở với người dân bản địa Vannatu trong dịp New Caledonia tổ chức triển lãm chuyên đề về đảo quốc cộng hoà Vannatu




Bà bán phở cùng các nhân viên nhà bếp và anh tài xế của khách sạn Paradise ở đảo Ouvue được đầu tư bởi người Nhật




Bãi biển ở đảo ouvue đẹp hoang sơ nguyên vẹn như hàng trăm năm trước. Đây là một trong những địa điểm du lịch sang chảnh của người Nhật.





Cộng đồng người gốc Việt ở Noumea rất đoàn kết và thường xuyên có những buổi gặp mặt thế này.









Và món phở Việt cũng có mặt nơi này. Khá nhiều quán phở được sở hữu bởi người gốc Việt và đều làm ăn khấm khá đến giàu có!






Món bánh mỳ của người bản địa được Kannak trong bữa tiệc khai trương một siêu thị Châu Á





Rất nhiều sản phẩm thực phẩm Việt được bán trên đảo quốc này





Nem là món thịnh nhất. Miền nam gọi là chả giò. Nhưng ngay New Caledonia món này bán được đặt luôn tên Việt: NEM. và đặc biệt là người ta có thể ăn với cả cà phê sữa và buổi sáng ngon lành!




Rất ít du khách Việt quá New Caledonia nên sự có mặt của Bà Bán Phở với giọng miền Nam làm bao người thấy thú vị và ... chụp hình kỷ niệm thôi!

........



1 nhận xét:

  1. Danh từ "Tân Thế Giới" (New World) có từ thế kỷ 16th, và được dùng để chỉ châu Mỹ (America continent: north america and south america) sau khi Kha Luân Bố (Columbus) khám phá ra châu này hồi thê kỷ 15th.

    Chưa có sách vở nào gọi america continent là "tân đảo" cả.

    Trong bài viết của em có hai chữ "đảm bảo". Điều này cho biết em sinh ra sau năm 1975, và học dưới mái trường XHCN. Chữ đúng là "BẢO ĐẢM".

    Trả lờiXóa