Nói đến ẩm thực Nhật Bản, chúng ta không thể không nói đến cái tên đầu tiên là Sushi - một món ăn rất phổ biến, kết hợp giữa cơm với các loại hải sản sống hoặc chín. Đây là một món ăn có thể nói rất tinh tế, đồng thời còn là biểu tượng mang đậm nét văn hóa của người Nhật Bản.
Sushi là một món ăn bổ dưỡng, tinh tế, đạt đến tầm cao trong văn hóa ẩm thực (ảnh minh họa)
Ghi chú: Bài viết đang hoàn thiện
Lịch sử và nguồn gốc
Với vị trí địa lí cặp theo sườn phía đông lục địa Châu Á, với đường bờ biển kéo dài gần 3.000 km, với nhiểu vũng, vịnh, ngư trường lớn nên nguồn hải sản tự nhiên ở đất nước Nhật Bản vô cùng lớn. Từ nguồn cá đánh bắt dồi dào hàng ngày, người Nhật đã khéo léo dựa trên cách thức của người Trung Hoa cổ, tạo ra phương pháp lưu giữ hải sản rất độc đáo, cá biển sẽ được ướp muối bọc trong cơm để lên men tự nhiên trong khoảng từ 2 tháng đến 1 năm. Đến thời điểm ướp xong, người ta sẽ chỉ dùng cá muối còn phần cơm sẽ được loại bỏ.
Sau này, ngoài việc phát triển các phương pháp lên men và tẩm ướp khác nhau, người Nhật đã trực tiếp sử dụng cá sống, thưởng thức với các gia vị chế biến bổ trợ để tạo nên độ tươi, hương vị nguyên chất, và cảm nhận hết cái ngon của các loại hải sản giàu protein này. Sushi chính là một kiệt tác thành công trong cách chế biến ẩm thực của người Nhật Bản.
Sự phát triển của sushi
Tuy nhiên, sự phát triển của sushi không phải nghiễm nhiên trở nên phổ biến và thành biểu tượng văn hóa ẩm thực của đất nước hoa anh đào như bây giờ. Vào khoảng đầu thế kỉ thứ 19, hệ thống các cửa hàng dịch vụ đồ ăn nhanh chiếm lĩnh trong thị trường ngàng công nghiệp ăn uống. Người Nhật luôn sống trong vòng xoáy hối hả của cuộc sống, dường như họ không có bất kì khoảng thời gian dư giả dành cho việc ăn uống, Vì vậy, điều kiện thiết yếu của các món ăn thời đại này phải đặt tiêu chí nhanh, chất lượng lên hàng đầu. Bếp trưởngYohei Hanaya một bậc kì tài sáng tạo đã chế biến sushi với những nắm cơm nhỏ kết hợp với nguyên liệu hải sản sống, hoặc cuốn cơm trộn với rau củ quá, hải sản trong là rong biển, cắt từng khoang đựng vào các hộp nhỏ rất tiện lợi.Từ đó, rất nhiều người đã chọn sushi cho bữa ăn của mình bởi nó đầy đủ chất dinh dưỡng, không béo phì như các đồ ăn nhanh của phương tây.
Sự hấp dẫn của sushi
Để làm đươc một đĩa sushi đúng vị và đúng nghĩa không phải là một điều dễ dàng, đòi khỏi rất nhiều khâu chế biến. Nước dùng để nấu cơm phải là nước tinh khiết như vậy chúng ta mới có được những hạt cơm dẻo, thơm mùi gạo, không bị nát, độ mềm vừa phải tạo sự kết dính. Nguyên liệu hải sản phải tươi, nhất là lúc vừa bắt, như vậy độ ngậy và hương vị khi thưởng thức sẽ nguyên chất, không pha tạp. Một điều đặc biệt, người dân Nhật Bản thường chọn các loại hải sản được đánh bắt tại các vùng duyên hải, bởi lẽ cá ở đây vô cùng ngon và đậm chất dinh dưỡng. Khi tiến hành công việc chế biến, để món ăn giữ được độ tinh khiết và vị ngon, các đầu bếp thường sử dụng các dụng cụ làm bằng gỗ bởi chất chua trong gạo khi trộn cơm với dấm sẽ phản ứng nếu như dùng bằng chất liệu bằng kim loại. Ngoài ra, họ còn sáng tạo trong cách trang trí tỉa hoa quả, nắm cơm theo hình thù nghệ thuật, kết hợp màu làm từ nguyên liệu tự nhiên để món ăn thêm màu sắc và đa dạng hương vị.
Các loại sushi
Trong thực đơn sushi của người Nhật bản, có 6 loại cơ bản gồm Nigirizushi, Chirashizushi, Makimono, Gunkan, Oshizushi, và Temaki.
Nigirizushi: là loại cơm nắm trộn dấm, bên trên đặt một miếng hải sản có thể là cá hồi, cá ngừ hoặc các loại hải sản khác và xen kẽ bên trong là một chút wasabi. Thực khách có thể dùng thêm gia vị như xì dầu, gừng tím muối chua ngọt.
Cách thưởng thức
Mặc dù có thể nhiều người đã biết các nguyên liệu ăn kèm cùng sushi là wasabi, gừng ngâm chua và nước tương nhưng ăn như thế nào để có thể thưởng thức được vị ngon tuyệt mĩ của sushi không phải là việc đơn giản. Đối với nước tương, các bạn chú ý chỉ chấm phần bề mặt của các nguyên liệu hải sản để khi đặt miếng sushi trong miệng chúng ta sẽ nhận thấy được một chút chua, một chút mặn, và hương vị tuyệt vời của hải sản. Đừng quá lạm dụng wasabi nếu như bạn không muốn mất vị giác và mùi vị của sushi khi bị lấn át bởi vị quá cay nồng.
Lời kết: Mong rằng bài biết đã gửi tới bạn đọc những thông tin hữu ích về món sushi. Hy vọng những ai khéo tay sẽ chế biến được món sushi yêu thích tặng người thân , bạn bè hay một nửa của mình nhé.
.............
Mì Udon
Ngoài Sushi, Nhật Bản còn có một món ăn cũng rất nổi tiếng là mì Udon.
Mì Udon là một thể loại mì sợi làm từ bột mì trong ẩm thực Nhật Bản cùng với mì Ramen, mì Soba, mì Somen - là những loại mì sợi trứ danh và là món mì quốc túy của nền ẩm thực Nhật. Người ta cho rằng udon đã được mang từ Triều Tiên tới Nhật Bản từ thế kỷ thứ VIII.
Udon là một loại mì được làm từ bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong các loại mì ở Nhật. Sợi mì có đường kính thông thường khoảng 1 cm, cỡ bằng một cây đũa. Tuy nhiên, ở Nhật có rất nhiều biến tấu về sợi mì udon. Món mì Udon truyền thống và cơ bản nhất của người Nhật là món Kake-udon. Kake có nghĩa là chan lên, nghĩa là chỉ có chan nước dùng vào mì, không thêm thứ khác.
Mì Udon đơn giản chỉ là dùng bột mỳ, muối và nước thêm vào công đoạn nhào nặn nhưng phụ thuộc vào kỹ thuật lên men và chế biến nó sẽ có hương vị của bột mỳ kèm thêm một chút vị mặn, ngọt thanh và dai. Mì Udon Inaniwa là loại thực phẩm chỉ có giới quý tộc và Hoàng gia mới được hưởng dùng. Gia tộc Yosuke Sato ở tỉnh Akita thành phố Yuzawa Nhật Bản, được Thiên Hoàng chỉ định cung cấp Udon cho Hoàng gia Nhật Bản tính đến nay là đã 7 đời, bởi không ai vượt qua được tài chế biến của gia tộc này, kể từ khi họ sáng chế ra Inaniwa Udon vào năm 1860.
Mì Udon dai, mềm, mát kết hợp với trứng gà thành bữa ăn nhanh bổ dưỡng của bữa điểm tâm sáng. Có nhiều cách nấu mì Udon phù hợp với khẩu vị của mọi người và phù hợp theo mùa. Mì thường được chan nước dùng nấu bằng dashi, rồi được cho thêm các loại thực phẩm khác như tempura (món bao bột chiên), hay thịt hầm sốt mặn ngọt, hoặc 1 quả trứng. Mì có thể được xối nước đá, rồi ăn với nước dashi để lạnh. Nước dashi ăn kiểu này được nấu đậm đặc hơn. Món này là món phổ biến trong những tháng Hè nóng bức. Trong mùa Đông, udon thường được nấu trong nước dùng cùng với hải sản, thịt và rau.
Các loại
Mì Udon cơ bản chia làm hai loại: một là Udon thường, sợi mỳ dày hơi vuông, giá cả bình dân và mì Udon Inaniwa, mảnh như sợi tóc, vàng ươm và giá thành cũng tương đối đắt.
Goto Tenobe-Udon: Còn được biết đến là dạng mì Udon nguyên thủy, phổ biến tại đảo Goto (tỉnh Nagasaki) và từng là món ăn ưa chuộng trong phạm vi các thiền viện. Đặc trưng của loại mì này là sợi tròn và mảnh hơn so các loại mì khác, thường được dùng nóng với nước súp có vị thanh kèm hành tỏi tây, trứng, rong biển hoặc ớt.
Inaniwa-Udon: Là một trong những loại Udon có chất lượng cao nhất tại Nhật Bản. Inaniwa-Udon có xuất xứ từ thành phố Yuzawa, tỉnh Akita. Inaniwa ngon phải có sự quân bình giữa độ mềm và cứng khi cắn, đòi hỏi sự tỉ mỉ chính xác.
Ise-Udon: Xuất xứ thành phố Ise, tỉnh Mie. Ise-Udon nổi tiếng với sợi dày, dẻo và loại nước dùng đen nhánh ngọt đậm nấu từ khô cá mồi, bột cá khô bonito, nước tương tamari…
Sanuki-Udon: Là đặc sản của tỉnh Kagawa, Sanuki-Udon với sợi mì đặc trưng hình vuông có cạnh phẳng, dai, mịn, có mùi thơm và hầu hết được làm thủ công. Mì còn có nước dùng nấu từ loại cá mòi sữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét